TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11754:2016

THỨC ĂN THỦY SẢN – TRỨNG BÀO XÁC ARTEMIA – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Aquaculture feeds – Brine shrimp (artemia) cysts  Technical requirements and test methods

Lời nói đầu

TCVN 11754:2016 do Tổng cục Thủy sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố

 

THỨC ĂN THỦY SẢN – TRỨNG BÀO XÁC ARTEMIA – YÊU CU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP TH

Aquaculture feeds – Brine shrimp (artemia) cysts  Technical requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử cho trứng bào xác artemia (Artemia spp. Leach, 1819) khô và tách vỏ dùng làm thức ăn thủy sản.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1532:1993 Thức ăn chăn nuôi – Phương pháp thử cảm quan

TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) Thc ăn chăn nuôiLấy mẫu

TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999) Thức ăn chăn nuôi – Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi khác

TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) Thức ăn chăn nuôiXác định tro thô

TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005) Thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô – Phần 1: Phương pháp Kjeldahl

TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) Thức ăn chăn nuôiXác định hàm lượng chất béo

TCVN 6952:2001 (ISO 9498:1998) Thức ăn chăn nuôi– Chuẩn bị mẫu thử

 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Trứng bào xác artemia (artemia cysts)

Trứng artemia giai đoạn tạm dừng hoạt động trao đổi chất và phát triển (trứng nghỉ).

3.2  Trứng bào xác artemia khô (dried artemia cysts)

Trứng bào xác artemia đã được làm khô và có khả năng ấp nở thành ấu trùng nauplii của artemia.

3.3  Trứng bào xác artemia tách vỏ (artemia cyst tree-shells)

Trứng bào xác artemia được tách lớp vỏ nang bao ngoài và không còn khả năng nở.

3.4  Hiệu suất nở (hatching efficiency)

Số lượng ấu trùng nauplii nở từ 1 g trứng bào xác artemia khô.

3.5  Tỷ lệ nở (hatching percentage)

Tỷ lệ phần trăm số lượng ấu trùng nauplii nở ra từ 100 trứng bào xác artemia khô.

 Yêu cầu kỹ thuật

4.1 Yêu cầu cảm quan

Yêu cầu cảm quan đối với trứng bào xác artemia khô và trứng bào xác artemia tách vỏ được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 – Yêu cầu cm quan

Chỉ tiêu Yêu cầu
1. Hình dạng bên ngoài Dạng tròn
2. Màu sắc
– Trứng bào xác artemia khô Nâu nhạt đến nâu tối
– Trứng bào xác artemia tách vỏ Vàng cam đến cam
3. Mùi Mùi tanh đặc trưng của sản phẩm

4.2  Yêu cầu về sinh-lý và lý-hóa

4.2.1 Trứng bào xác artemia khô

Trứng bào xác artemia khô phải đáp ứng yêu cầu quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 – Yêu cầu về chỉ tiêu sinh-lý đối với trứng bào xác artemia khô

Chỉ tiêu Yêu cầu
1. Độ ẩm, %, không lớn hơn 8,0
2. Hiệu suất nở, nauplii/g, không nhỏ hơn 180 000
3. Tỷ lệ nở, %, không nhỏ hơn 60,0

4.2.2  Trứng bào xác artemia tách vỏ

Trứng bào xác artemia tách vỏ phải đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu lý-hóa được quy định tại Bảng 3.

Bảng 3 – Yêu cầu về chỉ tiêu lý-hóa đối với trứng bào xác artemia tách vỏ

Chỉ tiêu Yêu cầu
1. Độ ẩm, %, không lớn hơn 10,0
2. Hàm lượng protein thô, % chất khô, không nhỏ hơn 49,0
3. Hàm lượng lipid thô, % chất khô, không nhỏ hơn 8,0
4. Hàm lượng tro thô, % chất khô, không lớn hơn 10,0

5 Phương pháp thử

5.1 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

5.1.1  Lấy mẫu, theo TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002).

5.1.2 Chuẩn bị mẫu thử, theo TCVN 6952:2001 (ISO 9498:1998).

5.2 Xác định các chỉ tiêu cảm quan, theo TCVN 1532:1993.

5.3  Xác định độ ẩm, theo TCVN 4326:2001 (ISO 6496:1999).

5.4  Xác định hàm lượng protein thô, theo TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005).

5.5 Xác định hàm lượng lipid thô, theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999).

5.6  Xác định hàm lượng tro thô, theo TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002).

5.7  Xác định tỷ lệ nở và hiệu suất nở

5.7.1  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

5.7.1.1  Bình ấp hình chóp nón, làm bằng vật liệu trong suốt hoặc mờ, có van mở ở đáy bình, dung tích 1 000 ml.

5.7.1.2 Hệ thống sục khí.

5.7.1.3  Đèn chiếu sáng, có cường độ chiếu sáng khoảng 2 000 lux.

5.7.1.4  Cân điện t, có độ chính xác đến 0,01 g.

5.7.1.5  Kính soi ni, có độ phóng đại từ 10 lần đến 40 lần.

5.7.1.6  Pipet, dung tích từ 100 μl đến 250 μl.

5.7.1.7 Đĩa petri, đường kính từ 5 cm đến 7 cm.

5.7.1.8  Ống Eppendorf, dung tích 1,5 ml.

5.7.2  Thuốc th

5.7.2.1  Dung dịch lugol 10%.

5.7.2.2  Dung dịch NaOH 40%.

5.7.2.3  Dung dịch nước javel (NaOCl), nồng độ 5,25 %.

5.7.3 Môi trường nước ấp

Nước biển có độ mặn từ 30 ‰ đến 33 ‰ hoặc nước ngọt pha nước ót theo tỷ lệ tương ứng từ 30 g đến 33 g NaCl/l nước, có

– pH từ 8,0 đến 8,5.

– Hàm lượng oxy hòa tan lớn hơn 2 g/l.

– Nhiệt độ nước ổn định, khoảng 28 °C.

Hệ thống sục khí: đảm bảo hoạt động liên tục trong suốt quá trình ấp.

Ánh sáng: đảm bảo đèn chiếu sáng liên tục trong suốt quá trình ấp.

5.7.4  Cách tiến hành

Dùng cân (5.7.1.4) cân 3 phần mẫu thử, mỗi phần có khối lượng khoảng 1,6 g, chính xác đến 0,01 g.

Ấp riêng các mẫu thử trong 3 bình ấp (5.7.1.1), mỗi bình đựng khoảng 800 ml môi trường nước ấp (5.7.3).

Sau 24 h ấp, dùng pipet (5.7.1.6) thu lấy ngẫu nhiên từ mỗi bình ấp 6 mẫu, mỗi mẫu 250 μl nước ấp.

Cho từng mẫu thu vào ống Eppendorf (5.7.1.8), nhỏ thêm một giọt dung dịch lugol (5.7.2.1) để cố định mẫu, lắc đều, đổ ra đĩa petri (5.7.1.7) và quan sát dưới kính soi nổi (5.7.1.5).

Lần lượt đếm số lượng ấu trùng nauplii của mỗi mẫu thu ở từng bình ấp. Sau đó tính số lượng ấu trùng nauplii trung bình (Ni) của bình ấp và tính hiệu suất nở (HEi) của từng bình ấp.

Tiếp tục đếm số lượng trứng giai đoạn bung dù của mỗi mẫu thu ở từng bình ấp. Sau đó tính số lượng trứng bung dù trung bình (Ui) của bình ấp.

Nhỏ thêm từ 2 đến 3 giọt dung dịch NaOH (5.7.2.2) và 5 giọt dung dịch nước javel (5.7.2.3) vào mỗi đĩa petri để tách vỏ trứng không nở và hòa tan vỏ trứng rỗng. Sau đó, đếm số phôi không nở (màu cam) của mỗi mẫu thu, từ đó tính số phôi không nở trung bình (Ei) của bình ấp.

5.7.5  Tính và biểu thị kết quả

5.7.5.1 Xác định hiệu suất nở

Xác định hiệu suất nở (HEi) của mỗi bình ấp, tính bằng số nauplii/g, theo công thức (1) sau đây:

Trong đó:

Ni x 4 là số nauplii trung bình của 1 ml mẫu;

800 là thể tích nước dùng để ấp nở trứng, tính bằng mililit (ml);

1,6 là khối lượng mẫu thử cho nở, tính bằng gam (g).

Hiệu suất nở (HE) là giá trị trung bình của hiệu suất nở của 03 bình ấp ± độ lệch chuẩn.

5.7.5.2 Xác định tỷ lệ nở

Xác định tỷ lệ nở (Hi) của mỗi bình ấp, bằng phần trăm theo công thức (2) sau đây:

Trong đó:

Ni là số nauplii trung bình của mẫu thu;

Ui là số trứng giai đoạn bung dù trung bình của mẫu;

Ei là số phôi không nở trung bình của mẫu.

Tỷ lệ nở (H) là giá trị trung bình của tỷ lệ nở của 03 bình ấp ± độ lệch chuẩn.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TS. Nguyễn Văn Hòa và ctv, 2007. Artemia – Nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[2] Patrick Lavens and Patrick Sorgeloos. “Manual on the Production and Use of Live Food for Aquaculture”. FAO fisheries technical, 1996 (361 paper).

[3] Paul Vanhaecke and Patrick Sorgeloos. “International study on Artemia. XIX. Hatching data for ten commercial sources of Brin shrimp cysts and re-evaluation of the “Hatching efficency” concept”. Aquaculture, 30 (1983) 43-52.

[4] Department of Fisheries, Ministry of Agriculture and Cooperatives, Thailand and UNDP/FAO Programme for the Expansion of Freshwater Prawn Farming in Thailand, 1980. “The freshwater prawn and brine shrimp farming. Report on a study of economics, marketing and processing requirements”.

https://aquatictn.com.vn/san-pham/

https://tongcucthuysan.gov.vn/